FEC từng đọc được tâm sự của một người mẹ trên diễn đàn 24h sau cuộc họp phụ huynh về sự kỳ vọng, áp lực và tuổi thơ của con. Hiện nay, sự kỳ vọng đưa đến cho các con của mình khá lớn. Bệnh thành tích ngày càng cao. Sự so sánh “con nhà người ta” cũng là một ví dụ điển hình. Chị lo lắng chia sẻ: “Con tôi vẫn còn nhỏ. Tôi vừa muốn con tiến bộ lại cũng không muốn đánh mất tuổi thơ của con. Làm bố mẹ bây giờ thực sự khó quá."
Chúng ta đều có chung một mong muốn đối với các con của mình. Chúng ta mong con được trưởng thành, biết yêu và được yêu, theo đuổi giấc mơ của mình và chạm tới thành công. Hơn hết chúng ta đều mong con mình được hạnh phúc. Khi còn nhỏ, các con được có một tuổi thơ đáng nhớ, vô lo vô nghĩ. Tuy nhiên một thực tế rằng, nếu không có những áp lực và kỳ vọng có thể là một sự thiếu vắng giúp con tiến bộ hơn. Hiểu được rằng cuộc sống không có áp lực là điều không thể. Không phải áp lực nào cũng tiêu cực mà ở một mức độ hợp lý nó sẽ là nhân tốt giúp các con tiến bộ hơn.
Nhưng làm thế nào để con có thể cân bằng nó, tiến bộ và trưởng thành hơn mỗi ngày nhưng không không đánh mất sự hồn nhiên của tuổi thơ diệu kỳ. Đây cũng là điều mà nhiều phụ huynh băn khoăn, thậm chí loay hoay về định hướng giáo dục của trẻ.
Định hướng giáo dục cho con khi còn nhỏ
THỜI HIỆN ĐẠI CON ĐANG ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG ÁP LỰC
Áp lực của xã hội hiện đại đang chuyển từ bố mẹ sang con cái, nó có thể làm mất đi cả một tuổi thơ đúng nghĩa và một tương lai tốt đẹp của con.
Là phụ huynh, ai cũng mong con có một tuổi thơ hạnh phúc, ở đó trẻ được tự do khám phá, vui chơi. Nhưng cũng lại xuất phát từ mong muốn con mình sau này sẽ có một sự nghiệp vững chắc và một tương lai ổn định, chính phụ huynh vô tình lại tạo nên cho con em mình rất nhiều áp lực. Bên cạnh đó, các con còn nhận quá nhiều thử thách đến từ xã hội, nhà trường, hoặc ngay từ chính bản thân mình.
Thử thách và những áp lực không hẳn lúc nào cũng xấu. Bố mẹ cần hiểu được những mức độ phù hợp của các thử thách mà con phải đối mặt hằng ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất & tinh thần để có cách định hướng cho phù hợp. Mỗi bậc phụ huynh cần xác định mình chính là nhà giáo dục. Như vậy, bố mẹ vừa là đóng vai trò là người sinh thành ra con, đồng thời phải đóng vai trò là người thầy của con.
CHO CON ĐƯỢC SỐNG VỚI TUỔI THƠ CỦA MÌNH
“Một tuổi thơ sống động, đầy ắp nguồn vui sẽ trở thành hồi ức tươi đẹp giúp các con sống lạc quan, hạnh phúc trong tương lai”
Mong con tiến bộ nhưng cũng không đánh mất tuổi thơ hạnh phúc
Tuổi thơ của mỗi người luôn duy nhất, không có sự lặp lại lần thứ hai. Cũng chính tuổi thơ trong quá khứ đó sẽ là tiền đề, nền tảng tương lai sau này. Vì vậy, muốn tương lai con trẻ mình tươi đẹp thì người lớn đừng bỏ quên tuổi thơ của trẻ.
Hãy cho con trẻ được sống đúng với tuổi thơ của mình, được phép biết ăn, biết ngủ, biết học hành. Cho con trải nghiệm nhưng đừng cố gắng bắt ép và kỳ vọng quá lớn. Khi con có một không gian tuổi thơ để trải nghiệm đúng với lứa tuổi, hãy yêu thương, quan tâm con đúng cách, khoa học. Đây là cách ươm mầm những đứa trẻ tài năng sau này.
Bố mẹ hãy là người quan sát, định hướng, ươm mầm. Hãy loại bỏ các bệnh thành tích, sự đố kỵ, ganh đua, khoe khoang của người lớn lên trên vai một đứa trẻ. Bởi vì, chúng hoàn toàn chưa đủ lớn, chưa đủ biết, chưa đủ hiểu và không xứng đáng phải trưởng thành sớm như vậy. Hãy tôn trọng tuổi thơ của trẻ bằng trí tuệ!
Tuổi thơ là quãng thời gian quan trọng để con trẻ hình thành tính cách. Cho con thỏa sức vui chơi, khám phá và cảm nhận tình yêu thương của gia đình là hành trang quý giá giúp các con vững bước vào đời. Tất cả những trải nghiệm tuổi thơ đều giúp con khám phá thế giới xung quanh và tìm hiểu chính bản thân mình. Thông qua các trò chơi, trẻ vững vàng kiến thức, học cách nhìn rộng ra thế giới, thể hiện bản thân, sống hòa thuận với cộng đồng. Đồng thời các con sẽ phát triển các kỹ năng sống và cảm xúc tích cực.
"Tuổi thơ hạnh phúc của con hôm nay là ngày cũ của một tương lai tươi đẹp phía trước"
FEC - Chuyên đào tạo tiếng Anh cho thiếu nhi, thiếu niên, sinh viên và người đi làm, các khóa luyện thi IELTS và du học ngắn hạn uy tín tại Đà Nẵng.
808 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
0236 8888 108
info@fec.edu.vn
808 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
0236 8888 108
info@fec.edu.vn