Lối sống kỷ luật luôn được nhắc đến như một trong số những nhân tố quan trọng nhất dẫn lối đến thành công của mỗi người. Kỷ luật là lối sống có tổ chức, có sự sắp xếp đặt mục tiêu và lên kế hoạch một cách chỉnh chu và nghiêm túc thực hiện nó.
Một đứa trẻ có tính kỷ luật cao sẽ kiên trì đi theo con đường mình chọn, nỗ lực và giành lấy những kết quả mà chúng xứng đáng có được. Lối sống kỷ luật sẽ giúp trẻ hoàn thành được các mục tiêu, các đầu công việc trong các khoảng thời gian nhất định, từ đó đem lại cảm giác thành tựu cho trẻ và càng hăng hái học tập để thu được nhiều trái ngọt hơn nữa.
Tập cho trẻ sống kỷ luật ngay từ nhỏ
Tập cho trẻ sống kỷ luật ngay từ sớm là điều rất cần thiết. Nếu chỉ giáo dục trẻ về lối sống lành mạnh này sau khi bé đã lớn, việc hình thành thói quen cho bé sẽ rất khó khăn. Thay vì vậy, phụ huynh nên tận dụng khoảng thời gian khi con còn dễ rèn giũa, tập cho bé theo đuổi sự kỷ luật và để cho chúng hiểu chúng sẽ có được gì nếu sống như vậy:
Người ta vẫn thường nói, dạy con hãy dạy từ những điều nhỏ nhất. Vậy nên, từ những hoạt động nhỏ thường ngày như ngủ đúng giờ, ăn uống những thực phẩm lành mạnh, tự giác làm bài tập về nhà, chủ động dọn phòng ngủ của mình,... cha mẹ phải tập cho theo đuổi những thói quen tốt này càng sớm càng tốt. Những bước đầu trên hành trình tạo lập thói quen vốn luôn đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và nỗ lực. Vậy nên, sẽ không lấy làm lạ nếu con sẽ thấy khó khăn ở giai đoạn đầu này, nhưng các con cũng sẽ dần quen và thích ứng được, chỉ cần cha mẹ cùng con luôn kiên trì.
Rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ
Ở độ tuổi còn nhỏ, bất cứ đứa trẻ nào cũng ít nhiều khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Trẻ vẫn thường ăn vạ, tức giận khi không có được những gì chúng muốn, hay đổ lỗi những người khác, những sự vật xung quanh nếu bản thân phạm lỗi,...
Nếu phụ huynh chúng ta nuông chiều cho những cảm xúc tiêu cực này của trẻ, trẻ sẽ sớm có những tư duy không đúng đắn. Trẻ sẽ sinh ra suy nghĩ bản thân muốn gì thì sẽ luôn có thể có được, khi sai phạm thì cứ viện cớ, sẽ không ai trách móc.
Những hậu quả tiêu cực này xuất phát từ khả năng kiểm soát ham muốn và hành vi không được tốt của các bạn nhỏ. Vậy nên, cha mẹ hãy sớm chỉ bảo cho con cách quản lý cảm xúc và hành vi của mình. Hãy để cho chúng biết mình sai ở đâu, mình nên làm gì vào hoàn cảnh đó, và chúng sẽ được gì nếu hành động như vậy.
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc thông qua những câu chuyện thường ngày
Để giúp con hình thành và phát triển tư duy và lối sống kỷ luật, bản thân cha mẹ cũng phải là những người kỷ luật với cách dạy con. Cha mẹ nên nói không với các yêu cầu vô lý của con, tránh chiều chuộng trẻ một cách mất kiểm soát. Chúng ta hãy sẵn sàng phạt con nếu con làm sai thay vì thương con và bao dung cho mọi lỗi lầm của trẻ, cũng hãy cho trẻ những phần thưởng xứng đáng nếu trẻ có những hành động đáng khen.
Hành trình nuôi dạy trẻ luôn rất khó khăn nhưng được chứng kiến và nuôi dạy con lớn lên mỗi ngày chính là niềm hạnh phúc của mỗi người cha người mẹ.
FEC tin rằng, chỉ cần chúng ta không ngừng cố gắng để phát triển con theo chiều hướng tốt nhất, nhất định các con sẽ sớm trở thành những bản thể có ích cho xã hội.
-----
FEC - Chuyên đào tạo tiếng Anh cho thiếu nhi, thiếu niên, sinh viên và người đi làm, các khóa luyện thi IELTS và du học ngắn hạn uy tín tại Đà Nẵng.
808 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
0236 8888 108
info@fec.edu.vn
808 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
0236 8888 108
info@fec.edu.vn